Pháo phòng không 37mm tại Bảo tàng Bắc Ninh

Trong hệ thống vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đang trưng bày tại khuôn viên ngoài trời của Bảo tàng Bắc Ninh có một khẩu pháo cao xạ 37mm giống với khẩu pháo mà Tiểu đoàn 18 Sư đoàn pháo phòng không 365 đã sử dụng trong trận hiệp đồng tác chiến với tự vệ thị xã Bắc Ninh ngày 17/10/1967 trong vòng chưa đầy 3 phút bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bảo vệ vững chắc cầu Đáp Cầu, nút giao thông huyết mạch của Quốc lộ 1A đoạn chạy qua tỉnh Bắc Ninh.

Pháo cao xạ 37mm là loại pháo 1 nòng do Liên Xô cũ sản xuất từ năm 1939 có tên gọi là 61K-37mm, sau này Trung Quốc cải tiến thành loại 2 nòng gọi là 65K-37mm và thường được gọi là pháo phòng không 2 nòng 37mm, cấu tạo gồm 3 phần: thân pháo, bệ pháo và xe pháo.

Hai từ “cao xạ” ở đây ám chỉ việc loại pháo này thường được dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không như: Máy bay, tên lửa hành trình, các vật thể bay. Ngoài ra, chúng có thể được dùng như một pháo bộ binh bắn thẳng để tiêu diệt xe tăng/xe thiết giáp hạng nhẹ của địch bằng đạn xuyên giáp và xuyên thép siêu tốc (tại chiến trường Quảng Trị, năm 1972, pháo cao xạ 37mm đã diệt được 2 xe tăng địch). Hiên pháo phòng không 37mm loại 1 nòng và 2 nòng còn được sử dụng khá phổ biến trong các đơn vị bộ đội phòng không của Việt Nam và các nước trên thế giới. Tầm bắn hiệu quả của pháo 37mm trên không lên đến 3.000m, bắn tiêu diệt mục tiêu mặt đất lên đến 4.000m và tầm bắn cao tối đa của đầu đạn lên đến 6.700m. Tốc độ bắn thực tế lên đến 100 viên đạn/ Phút. Để sử dụng 1 khẩu pháo 37mm 2 nòng trong chiến đấu cần đến 8 người trong đó có 1 chỉ huy. Hiện nay, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã dần hiện đại hóa pháo cao xạ 37mm thành pháo bắn đêm bán tự động được trang bị máy ngắm bắn bằng tia hồng ngoại.

Ở Việt Nam, khẩu pháo cao xạ 37mm gắn liền với tên tuổi của anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, lấy thân mình chèn pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (khẩu pháo đó đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia và hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Phòng không Không quân) và anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân tại trọng điểm Xiêng Phan, điểm giao thông quan trọng trong tuyến đường huyết mạch Việt Nam – Savanakhet (Lào) – Campuchia của tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn ngày 18/11/1964 và nhiều trận đánh khác (khẩu pháo hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Quân khu 4).

Tại Hà Bắc cũ, ngày 17/10/1967, khẩu pháo cao xạ 37mm của Tiểu đoàn pháo phòng không 18, Sư đoàn pháo phòng không 365 đã đánh một trận xuất sắc chưa đầy 3 phút bắn rơi 5 máy bay Mỹ (4 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, 4 giặc lái bị bắt sống) bảo vệ tuyến giao thông chi viện qua cầu Đáp Cầu trên tuyến quốc lộ 1A được thông suốt. Trong lịch sử chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trận đánh trả máy bay địch trên bầu trời Đáp Cầu của Tiểu đoàn 18 phối hợp với dân quân tự vệ Bắc Ninh là một chiến thắng điển hình đạt được kỷ lục về số máy bay bị tiêu diệt trong thời gian ngắn nhất, góp phần nâng số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Hà Bắc là 100 chiếc. Nhân dịp này, quân và dân Hà Bắc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ gửi thư khen ngợi.

Một số hình ảnh của Tiểu đoàn pháo phòng không 18, Sư đoàn pháo phòng không 365 sử dụng pháo cao xạ 37mm trong trận hiệp đồng tác chiến bảo vệ cầu Đáp Cầu năm 1967 (Ảnh tư liệu Bảo tàng Bắc Ninh).

Trận địa pháo của Tiểu đoàn pháo phòng không 18 bảo vệ cầu Đáp Cầu

Mảnh xác máy bay 00425 do phi công Sulliran Duight Pverett lái 

bị Tiểu đoàn pháo phòng không 18 bắn rơi ngày 17/10/1967.

 

Khẩu đội 4, khẩu đội giỏi của Đại đội 9, Tiểu đoàn 18 cùng quân dân

 Hà Bắc bán tan xác chiếc máy bay thứ 100 của tỉnh

Đ/c Đỗ Đào Chiến Đại đội trưởng C9, D18 báo cáo kinh nghiệm

tại Hội nghị Huấn luyện Quân chủng Phòng không Không quân tháng 3/1968

Binh nhất máy đo xa Vũ Mạnh Quy Đại đội 9, Tiểu đoàn 18 luôn thông báo xa,

nhanh, đủ, góp phần bắn rơi máy bay Mỹ trong trận 17/10/1967

Ngụy trang trận địa giữ bí mật, giành yếu tố bất ngờ để đánh địch

là việc làm thường xuyên của Đại đội 9, Tiểu đoàn 18

Các khẩu đội pháo thuộc Tiểu đoàn 18 tích cực luyện tập cách đánh hiệp đồng,

phát huy truyền thống đánh tiêu diệt của pháo cao xạ

Binh nhất Nguyễn Văn Vân, Đại đội chỉ huy Tiểu đoàn 18 luôn thông báo nhanh,

chính xác, kịp thời cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu

Đ/c Nguyễn Xuân Đạo trắc thủ C4, D18 rèn luyện kỹ thuật bắn mục tiêu xa,

chính xác sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt máy bay địch

 

Tiểu đoàn pháo phòng không 18 Sư đoàn 365 luyện tập sẵn sàng chiến đấu

 

Đ/c Đỗ Đào Chiến người ngồi thứ 2 từ trái sang cùng Ban chỉ huy Đại đội 9,

Tiểu đoàn 18 họp rút kinh nghiệm sau trận đánh ngày 17/10/1967

 

 

 

Ngày đăng: 12-06-2019
An Ngọc – Phòng Trưng bày Thuyết minh

Giờ tham quan

Địa chỉ

Liên kết website