TƯ LIỆU, HIỆN VẬT LIÊN QUAN TỚI TỤC THỜ TRIỆU ĐÀ
LÀM THÀNH HOÀNG LÀNG Ở BẮC NINH
Triệu Đà tự Bá Uy, hiệu Nam Hải lão phu người huyện Chân Định, quận Hằng Sơn (nay là huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc). Ông là võ tướng theo lệnh nhà Tần dẫn quân xuống chinh phạt miền Nam khi đó là lãnh thổ của các bộ tộc Bách Việt thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Sau thất bại của Thục phán An Dương Vương, Triệu Đà tiến hành sáp nhập toàn bộ đất đai Âu Lạc vào nước Nam Việt và chia Âu Lạc ra làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân đặt dưới sự thống trị của chính quyền Nam Việt ở Phiên Ngung (Quảng Đông, Trung Quốc) cai trị trong suốt giai đoạn từ năm 207 - 136 TCN. Nhà Triệu là một triều đại chính thống của Việt Nam được thể hiện qua các sử gia thời phong kiến, từ Lê Văn Hưu (thế kỷ 13) đến Trần Trọng Kim (đầu thế kỷ 20), coi đó là thời kỳ độc lập của Việt Nam, bởi vì họ Triệu cai trị Nam Việt độc lập với nhà Hán cho tới tận năm 111 TCN, khi quân nhà Hán xâm lược nước Nam Việt đã bị sáp nhập vào đế chế Hán đổi tên thành bộ Giao Chỉ mở đầu thời kỳ Bắc thuộc ở nước ta kéo dài gần 1000 năm. Trong “Đại Việt sử ký” nhà sử học Lê Văn Hưu viết: “Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là “lão phu”, mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể lại ngấp nghé được”.
Chùa Bảo Quang tên Nôm là chùa Bụt Mọc, chùa Bách Tháp tọa lạc tại khu phố Sơn Đông, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh. Chùa nằm ở sườn núi Con Phượng, tạo thành thế chân vạc cùng với chùa Hàm Long và chùa Dạm. Ngôi chùa do thiền sư Như Thông hưng công xây dựng vào thời Lê Trung Hưng đầu thế kỷ XVIII. Nơi đây từng là chốn tổ sơn môn Bảo Quang an táng nhiều thế hệ tăng ni với hơn 100 ngôi tháp mộ.
Đền làng Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh thờ Công chúa Lý Nguyệt Sinh triều Lý và Phò mã Đô úy thượng hầu đại vương. Công trình kiến trúc này được khởi dựng từ lâu đời, trùng tu tôn tạo nhiều lần dưới hai triều đại Lê - Nguyễn.
Tấm bia hiện dựng tại khu mộ tổ dòng họ Trần khu phố Đa Cấu, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh được phát hiện vào tháng 1/2021. Điều đặc biệt giá trị là nội dung văn bia do Đào Công Chính đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh Bảng nhãn khoa thi Tân Sửu (1661), người làng Hội Am (còn có tên Nôm là làng Cõi), tổng Đông Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Hội Am, xã Cao Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) soạn dưới thời vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị thứ 07 (1669).
Cầu đá là một loại hình di sản văn hóa vật chất độc đáo chứa đựng nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và kiến trúc dân gian truyền thống của cộng đồng cư dân Việt cổ trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói chung và vùng đất Bắc Ninh văn hiến nói riêng. Theo thống kê sơ bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay số lượng cầu đá cổ còn khá khiêm tốn, đa số đã trở thành phế tích. Nhiều địa phương tuy vẫn còn bia đá ghi chép về việc làm cầu nhưng hiện tại cầu không còn, một số làng chỉ còn lưu giữ được vài cây cột, tấm lát mặt, dầm cầu… Đặc biệt trên địa bàn huyện Thuận Thành hiện nay vẫn còn tồn tại hai cây cầu đá cổ khá nguyên vẹn đó là cây cầu đá nằm trong khuôn viên đền Lũng Khê (thôn Lũng Khê, xã Thanh Khương) thuộc khu vực thành cổ Luy Lâu và cây cầu đá thuộc địa phận giáp danh giữa hai thôn Thuận An và Đức Nhân (xã Trạm Lộ).
Chùa Khai Quang (tên Nôm là chùa Hố - chùa Mục đồng) nằm ở phía Bắc thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Theo nguồn tư liệu Hán Nôm1 hiện còn lưu giữ tại địa phương cho thấy chùa Khai Quang có niên đại khởi dựng từ lâu đời, đến năm 1951 bị tiêu thổ hoàn toàn trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Dấu tích kiến trúc của ngôi chùa cổ còn tồn tại đến ngày nay là một cây tháp phật xây dựng vào năm 1952.
Đình Nghĩa Vi thuộc địa phận xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một ngôi đình cổ còn bảo lưu được khá nguyên sơ nghệ thuật kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Hiện nay tại đình Nghĩa Vi lưu giữ nhiều tài liệu, di vật cổ có giá trị như thần tích, sắc phong, bia đá cùng nhiều đồ thờ tự tạo tác nghệ thuật khác. Trong đó giá trị nhất là bức cửa võng tại gian giữa tòa Đại đình có niên đại tạo tác vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX.
Nho giáo du nhập vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên cho đến thời kỳ độc lập tự chủ đã xác lập được chỗ đứng trong đời sống văn hóa - xã hội của người Việt. Với sự kiện thành lập Văn Miếu (1070) và Quốc Tử Giám (1076) dưới triều Lý, cùng với các khoa thi liên tiếp được mở ra sau đó thì trên đất nước Việt Nam đã dần dần hình thành và phát triển một nền giáo dục Nho học - khoa cử mà trong suốt hơn 8 thế kỷ đã góp phần đào tạo nên một đội ngũ trí thức - quan lại Nho học có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của đất nước. Nho giáo và nền giáo dục khoa cử Việt Nam cũng đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm các Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ, Từ chỉ nơi thờ các bậc Tiên thánh, Tiên hiền, Danh nho và tôn vinh, ngưỡng vọng những người hiếu học, học giỏi, đỗ cao. Các di tích Nho học ở Việt Nam chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các di tích lịch sử văn hóa của toàn quốc.
Đền Lũng thờ Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) là người có công truyền bá đạo Nho và chữ Hán đầu tiên vào Việt Nam. Đền nằm trong khu vực Thành cổ Luy Lâu - thủ phủ của nhà Hán từ những năm đầu Công nguyên (nay thuộc địa phận thôn Lũng Khê, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
Vào cuối thời Lê Sơ (đầu thế kỷ XVI) ở làng Xuân Lôi, huyện Vũ Ninh, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Xuân Bình, xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) có cậu bé tên là Hoàng Văn Tán gia cảnh tuy nghèo túng nhưng rất thông minh và giỏi đối đáp.
Chùa làng Dực Vi tên chữ là Lương Đống tự hiện nằm bên ngoài đê quai ở phía Tây thôn Dực Vi, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Theo tài liệu văn bia dựng năm Chính Hòa thứ 17 (1698) hiện còn lưu giữ tại tòa Tam bảo cho biết chùa Lương Đống được xây dựng từ lâu đời, trải qua các triều đại phong kiến nhiều lần được trùng tu sửa chữa và mở rộng quy mô.
Nhà thờ họ Nguyễn Đăng thôn Hương Triện, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình được khởi dựng vào đầu thế kỷ XIX để thờ cúng tổ tiên và tưởng niệm hai danh nhân khoa bảng (hai ông cháu) của gia tộc là Tiến sĩ Nguyễn Đăng Giai (đăng khoa năm 1721) và Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở (đăng khoa năm 1787) cùng nhiều vị đỗ Cử nhân, Tú tài của dòng họ.
Chùa Hồng Phúc thuộc khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Hiện nay bên dưới gác chuông chùa Hồng Phúc còn bảo lưu được 09 tấm bia đá cổ tạo tác từ thế kỷ XVI - XVIII, trong đó đặc biệt giá trị nhất là tấm bia “Hồng Phúc tự hồng chung bi” dựng khắc vào thời Mạc (năm 1586), nội dung văn bia do Tiến sĩ Mai Công người xã Đào Tai, huyện Quế Dương (nay là thôn Cổng, xã Đào Viên, huyện Quế Võ) đăng khoa năm 1553 soạn.
Chùa làng Quan Đình xưa thuộc tổng Mẫn Xá, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Chùa có niên đại khởi dựng từ lâu đời, sang thời Lê Trung Hưng được mở rộng với quy mô to lớn gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc cùng hệ thống tượng phật đồ sộ. Trong đó đặc biệt giá trị nhất là quả chuông đồng đúc dưới đời vua Cảnh Thịnh triều Tây Sơn hiện còn bảo lưu tại di tích cho đến tận ngày nay.
Đình Đông Miếu thuộc xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một ngôi đình cổ còn bảo lưu được khá nguyên sơ nghệ thuật kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Hiện nay tại đình Đông Miếu còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật cổ có giá trị như thần tích, sắc phong, bia đá cùng nhiều đồ thờ tự tạo tác nghệ thuật khác. Trong đó đặc biệt giá trị nhất là chiếc hương án gỗ có niên đại từ thế kỷ XVIII.
Chùa Bồ Vàng nằm phía Đông Bắc thôn Như Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cách bến đò Ngọt(1) về phía Bắc khoảng 200m - địa điểm trọng tâm của phòng tuyến sông Như Nguyệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống năm 1077. Dấu tích kiến trúc còn lại cho thấy chùa có niên đại khởi dựng từ thời Lý (1010 - 1225) được trùng tu mở rộng với quy mô lớn dưới thời Lê Trung Hưng.
Đình Vọng Nguyệt thuộc thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong. Đây là một ngôi đình cổ còn bảo lưu được khá nguyên sơ nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn. Xưa kia vào ngày mồng 4 tháng Giêng hàng năm tại đình Vọng Nguyệt diễn ra lễ hội truyền thống và tục “Giáo pháo bình thơ” nổi tiếng xứ Kinh Bắc. Sự kiện này được chép trong sách “Bắc Ninh phong thổ tạp ký” viết vào khoảng cuối thế kỷ XIX.
Tại tòa Tam bảo chùa làng Phùng Xá, xã Bình Dương, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh hiện còn lưu giữ được một quả chuông đồng lớn (đại hồng chung) đúc năm 1839. Trên thân chuông khắc bài minh chữ Hán ghi chép về việc đúc chuông cùng toàn bộ tên họ những người công đức. Đặc biệt có sự hưng công đóng góp của đại gia đình Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở (1754 - 1840) người xã Hương Triện đăng khoa năm 1787.
Giờ tham quan
- Từ Chủ nhật đến thứ 6 hàng tuần
Sáng : 8h00 đến 11h30
Chiều : + 14h00 đến 16h30 (mùa Đông) + 14h00 đến 17h00 (mùa Hè)