Năm 2015 qua công tác nghiên cứu, sưu tầm, Bảo tàng Bắc Ninh được gia đình ông Ngô Phú Hoa ở thôn Chân Lạc, xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hiến tặng hiện vật quý là Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” do Tổng Bộ Việt Minh tặng cho gia đình vì có nhiều đóng góp, giúp đỡ cách mạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong khuôn viên ngoài trời của Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh hiện nay đang trưng bày chân tảng đá chùa Phật Tích. Đây là hiện vật ghi dấu ấn lịch sử của ngôi cổ tự, đại danh lam thắng cảnh thời Lý- chùa Phật Tích.
Chùa Phật Tích (Vạn Phúc tự) thuộc địa phận thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du. Chùa nằm trên dãy núi Phật Tích (hay còn gọi là núi Lạn Kha) với phong cảnh “Sơn thủy hữu tình” đã trải qua những thời kỳ hưng thịnh, rực rỡ từ buổi đầu kỷ nguyên độc lập của dân tộc. Tấm bia “Vạn Phúc đại thiền tự bi” khắc năm Chính Hòa 7 (1686) cho biết chùa do vị vua thứ 3 nhà Lý xây dựng vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057). Chùa được đại trùng tu tôn tạo nhiều lần dưới triều Lê - Nguyễn. Khu đại danh lam thắng cảnh này đã bị thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn vào năm 1947 chỉ còn trơ lại nền móng.
Trong khuôn viên trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh dựng tấm bia đá “Phụng sự bi kí” mang ký hiệu BTBN - 1243 khá lớn. Tấm bia này có nguồn gốc từ đình làng Lạc Nhuế, xã Thụy Hòa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Điều đặc biệt đáng chú ý là nội dung văn bia do Tiến sĩ Đặng Đình Tướng soạn dưới thời vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa thứ 17 (1696).
Từ vũ tổng Đại Toán, huyện Quế Dương được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX trên địa phận xã Quế Ổ (nay là thôn Quế Ổ, xã Chi Lăng, huyện Quế Võ). Từ vũ thờ đức Khổng Tử ông tổ của đạo Nho cùng các vị đỗ Đại khoa, Trung khoa người bản tổng và ba trong số 18 vị Quận Công họ Nguyễn Đức nổi tiếng xứ Kinh Bắc dưới thời Lê - Trịnh.
Trong khuôn viên trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh hiện đặt một chiếc khánh đá khá lớn có niên đại tạo tác vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Chiếc khánh đá này thuộc quyền sở hữu của nhà sưu tập cổ vật Dương Minh Chính (phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Đền Hồi nguyên đường thuộc địa phận xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi đền được xây dựng là biểu hiện tấm lòng hướng về cội nguồn của tiến sĩ Lương Đức Uy (1472 - 1527). Ông quê gốc ở xã Mão Điền Đoài, huyện Siêu Loại, do quê nhà có biến ông phiêu bạt đến làng Đào Xá (nay thuộc xã Toàn Tiến, huyện Kim Thi, tỉnh Hưng Yên) được một gia đình họ Đào cưu mang giúp đỡ nuôi ăn học thi đỗ đại khoa. Năm 22 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493) đời Lê Thánh Tông. Ông từng được cử đi sứ nhà Minh, làm quan tới chức Thừa chính sứ. Sau khi cáo quan ông về sinh cơ lập nghiệp tại quê vợ làng Từ Đài, xã Chuyên Ngoại, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Chùa Quế Ổ tên chữ là “Hưng Nghiêm tự” xưa nằm ở phía Tây Nam làng Quế Ổ (nay là khu vực trường THCS xã Chi Lăng, huyện Quế Võ). Chùa có lịch sử xây dựng từ lâu đời, đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) được trùng tu, tôn tạo quy mô lớn gồm nhiều hạng mục kiến trúc. Vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa bị phá hủy hoàn toàn, đến năm Canh Thìn (2000) nhân dân xây dựng lại ngôi chùa mới ở phía Đông của làng giáp với đê sông Đuống. Chùa có bình đồ kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm 5 gian Tiền đường và 3 gian Thượng điện. Toàn bộ hệ thống tượng phật và đồ thờ tự đều mới được tạo tác sau này. Trong chùa hiện còn lưu giữ được 4 tấm bia đá có giá trị gồm: bia “Hưng Nghiêm tự bi” khắc năm Dương Đức 1 (1672), bia “Từ vũ bi ký” của Từ vũ tổng Đại Toán, huyện Quế Dương xưa, nội dung văn bia do Tán lý quân vụ Nguyễn Cao (1837 - 1887) người xã Cách Bi soạn năm Tự Đức 35 (1882) và hai tấm bia hậu phật thời Nguyễn hiện đã mờ hết chữ.
Trong khuôn viên trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh dựng một tấm bia đá mang số hiệu BTBN - 1253 khá lớn đặt trên lưng rùa. Tấm bia này có nguồn gốc từ chùa Tĩnh Quang, thôn Từ Phong, xã Cách Bi, huyện Quế Võ.
Trong khuôn viên trưng bày ngoài trời tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh dựng một tấm bia đá mang ký hiệu BTBN - 1256 khá lớn đặt trên bệ hình hộp chữ nhật. Tấm bia này có nguồn gốc từ đình làng Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành.
Trong kho tư liệu ở Bảo tàng Bắc Ninh hiện đang lưu giữ cuốn sách chữ Hán ghi chép về khoa thi Hương năm Giáp Ngọ niên hiệu Thành Thái 6 (1894) tại trường Hà Nam. Cuốn sách này sưu tầm được tại gia đình ông Đàm Thận Côn thôn Hương Mạc, xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn vốn là hậu duệ nhiều đời của Tiến sĩ Đàm Thận Huy - nhà khoa bảng yêu nước đầu thế kỷ XVI.
Từ xưa tới nay còn không ít người nghĩ rằng Văn Miếu ở nước ta chỉ có 3 nơi: Văn Miếu quốc gia là Văn Miếu Hà Nội và Huế, Văn Miếu hàng tỉnh chỉ có Văn Miếu Bắc Ninh - Kinh Bắc. Thực tế cho thấy - ngoài ra hai Văn Miếu quốc gia còn có tới 25 Văn Miếu hàng tỉnh và một số Văn Miếu hàng huyện, hàng xã như: Văn Miếu huyện Đông Ngàn, Văn Miếu xã Trà Lâm .
Ngày 7/11/1949, đội “Quân báo thiếu niên” chính thức được thành lập tại lăng Lòng Chảo - nơi yên nghỉ của vua Lý Thái Tổ gồm 16 đội viên thiếu niên hăng hái dũng cảm, có nhiệm vụ bí mật theo dõi tình hình địch, làm giao liên, lấy vũ khí của địch để cung cấp thông tin cho du kích, giải cứu cán bộ của ta bị địch bắt và vận động lính ngụy trở về với nhân dân.
Hướng tới kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng Miền nam, thống nhất đất nước, Bảo tàng Bắc Ninh trân trọng giới thiệu nội dung một số bức thư của các liệt sỹ, AHLLVTND, cựu quân nhân đã hiến trọn tuổi thanh xuân cho đất nước, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc.
Bảo tàng Bắc Ninh là Bảo tàng khảo cứu địa phương, hiện lưu giữ hơn 20 nghìn tài liệu, hiện vật có giá trị phản ánh về mọi mặt đời sống xã hội của tỉnh từ xưa đến nay. Trong số hàng nghìn tài liệu, hiện vật đó có 21 đạo sắc phong gốc, là nguồn tài liệu quí hiếm có giá trị về nhiều mặt, không chỉ là những hiện vật giàu tính khoa học, sắc phong còn phản ánh tín ngưỡng thờ thần của cư dân ở các địa phương, là hiện vật linh thiêng trong đời sống tâm linh của cộng đồng làng xã.
Làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là ngôi làng cổ nổi tiếng ở xứ Kinh Bắc. Làng nằm bên bờ sông Dâu, cận kề chùa Dâu và thành cổ Luy Lâu, là quê hương lâu đời của một loại hình văn hóa dân gian độc đáo, đó là nghệ thuật múa rối nước.
Giờ tham quan
- Từ Chủ nhật đến thứ 6 hàng tuần
Sáng : 8h00 đến 11h30
Chiều : + 14h00 đến 16h30 (mùa Đông) + 14h00 đến 17h00 (mùa Hè)