Hiện vật múa rối nước Đồng Ngư

Làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là ngôi làng cổ nổi tiếng ở xứ Kinh Bắc. Làng nằm bên bờ sông Dâu, cận kề chùa Dâu và thành cổ Luy Lâu, là quê hương lâu đời của một loại hình văn hóa dân gian độc đáo, đó là nghệ thuật múa rối nước.

Múa rối nước làng Đồng Ngư là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được nhân dân Đồng Ngư lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Theo truyền kể, múa rối nước làng Đồng Ngư vốn có từ lâu đời, người có công truyền dạy nghề đầu tiên được tôn là Tổ nghề, hàng năm lễ cúng giỗ tổ nghề được tổ chức vào ngày 20 tháng 01 âm lịch. Trải thăng trầm lịch sử, đến nay nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư vẫn duy trì và phát triển với nhiều hình thức, tiết mục đặc sắc, phong phú, trở thành một di sản văn hóa đặc trưng của địa phương.

Nhằm bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật độc đáo này, từ năm 2007, Bảo tàng Bắc Ninh đã sưu tầm nhiều dụng cụ, quân trò của phường múa rối nước: Tễu, quân cầm cờ, quân đóng đường, tích mời trầu, múa rồng, mục đồng chăn trâu thổi sáo, chọi trâu, rước kiệu, đánh đu, đấu vật bơi lội, cày bừa cấy lúa, đánh cá, câu ếch đánh rắn, sư tử vờn cầu, đám cưới chuột, bố con ông chài, giã bạn, nhào vòng, rùa. Những quân trò này đều được chế tác từ năm 1982, 1992, 1995 để bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của miền Kinh Bắc.

Một số ảnh hiện vật về các tích trò của phường rối nước Đồng Ngư.

Rước kiệu

Đánh đu

Chọi trâu

Ngày đăng: 01-09-2017
Bảo tàng Bắc Ninh

Giờ tham quan

Địa chỉ

Liên kết website