Di tích Quốc gia chùa Tam Sơn

         Chùa Tam Sơn, khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn được khởi dựng từ lâu đời. Vào thời Tiền Lê đến đầu thời Lý, chùa là trung tâm phật giáo lớn của cả nước, gắn liền với Thiền sư Vạn Hạnh và vị vua sáng lập vương triều khai mở nền văn minh Đại Việt - Vua Lý Thái Tổ.

         Chùa Tam Sơn còn có tên là chùa Cảm ứng, chùa Ba Sơn, chùa Trăm gian. Toàn bộ công trình kiến trúc của chùa hiện nay có bố cục theo kiểu: “Nội công ngoại quốc”, gồm: Tam quan, Tiền đường, Trung đường, Thượng điện,  gác chuông, Tiền tế, Tam bảo hậu, đền Đông, đền Tây, nhà tổ, nhà tăng, nhà mẫu...

Cổng chùa (Tam quan ngoại)

       Và Tam quan nội vẫn giữ được nét cổ xưa…

Trước cổng chùa là hồ lớn.

        Tòa Tam bảo kiến trúc kiểu chữ Công (I) bao gồm: Tiền đường, trung đường và thượng điện. 

Trên nóc và các góc Tam bảo đắp nổi nhiều hình tứ linh sinh động..

      Tiền đường có 7 gian, bộ khung chịu lực bằng gỗ lim to chắc khỏe, kiến trúc kiểu “chồng rường giá chiêng”.

Trung đường có kiến trúc truyền thống.

Gác chuông kết cấu khung gỗ chịu lực, chồng diêm 2 tầng 8 mái, giữa treo chuông cổ lớn.

Trong khuôn viên chùa có Đông viên và Tây viên là hai dãy nhà nối Tam bảo với các hạng mục xung quanh.

Các linh thú bằng đá trong khuôn viên chùa.

        Hiện, chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị như: Bia đá “Tam Sơn xã đăng khoa bi ký”, niên đại Thành Thái 14 (1902); khánh đá thế kỷ XVII, hệ thống tượng phật, hoành phi, cấu đối, hương án, ngựa thờ thế kỷ XX.

       Chùa là nơi hoạt động cách mạng của đồng chí Ngô Gia Tự và các đồng chí trong tổ chức Hội Việt Nam thanh niên cách mạng. Trong những ngày cách mạng tháng Tám (1945), chùa là địa điểm ra mắt của tổ chức Việt Minh làng Tam Sơn.

        Đặc biệt, chùa là nơi đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm xã Tam Sơn năm 1967. Tại cổng chùa hiện còn cây đa do Bác Hồ trồng vẫn xanh tốt, là niềm tự hào của nhân dân địa phương.

        Chùa Tam Sơn là nơi Phật, thờ Mẫu, thờ Tổ, thờ Đức thánh Sơn thần, 03 công chúa (con vua triều Lý), thờ trạng nguyên Nguyễn Quán Quang và Tiết nghĩa Đại vương Nguyễn Tự Cường, người con Tam Sơn. Chùa Tam Sơn được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia năm 1992.

Ngày đăng: 07-03-2024
Nguồn: bacninh.gov.vn

Giờ tham quan

Địa chỉ

Liên kết website