Hình ảnh sưu tập về hiện vật đồ kim loại:

Cuốc

Cuốc

Số kiểm kê: 445 Kích thước: Dài 53,6cm. Trọng lượng 650gr Nội dung: Năm 1952 giặc Pháp bị thua trên chiến trường Cao-Bắc-Lạng nên chúng điên cuồng lùng sục, bắt bớ, càn quét ở hậu phương, nhằm triệt phá các cơ sở cách mạng và uy hiếp tinh thần cách mạng của nhân dân ta. Không bị khuất phục trước kẻ thù nhân dân ta đã ra sức rào làng chiến đấu, đào hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ cách mạng. Chiếc cuốc này của gia đình nhà ông Chung thôn Y Na, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh dùng để đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ cách mạng, bảo vệ bộ đội. Hiện vật đóng góp một phần không nhỏ vào chiến thắng  chống thực dân Pháp xâm lược năm 1954.

Con dao

Con dao

Số kiểm kê: 380 -Kích thước: Dài: 44,6cm; Trọng lượng: 450gr. -Niên đại: Thời kỳ chống Mỹ -Nội dung: Con dao của cụ Vũ Văn Thỉnh (hợp tác xã Thanh Phương, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh) người vinh dự được tặng danh hiệu “chiến sỹ thi đua” do có nhiều thành tích trong phong trào chăn nuôi những năm 1959-1972. Con dao này được cụ Thỉnh dùng để băm rau chăn nuôi lợn tại trại chăn nuôi Thanh Sơn.

Băng đạn 20 ly

Băng đạn 20 ly

Số đăng ký BTBN 438 – Mô tả: màu vàng xám, xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 25 viên đạn; dài 76cm, trọng lượng 7600gr – Niên đại: – Nội dung: Băng đạn 20 li này được lấy được từ chiếc máy bay thứ 102 bị bắn rơi tại cánh đồng thôn Ất, xã Hạp Lĩnh, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) năm 1967. Đây là bằng chứng sinh động về tội ác của đế quốc Mỹ và sự đấu tranh kiên cường của quân dân ta.

Mảnh xác máy bay

Mảnh xác máy bay

Số đăng ký: BTBN 407, BTBN 408, BTBN 409 – Mô tả màu xanh xám, chất liệu thép – Nội dung: mảnh xác máy bay B52 thứ 99, 100 và 101 của Đế quốc Mỹ bị Tiểu đoàn 18 bắn rơi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 1967. Mảnh xác máy bay thứ 99 (BTBN 407)   Mảnh xác máy bay thứ 100 (BTBN 408)   Mảnh xác máy bay thứ 101(BTBN 409).

Xích sắt

Xích sắt

Số kiểm kê: 383 Kích thước: Dài 2,1 cm. Trọng lượng1800gr Nội dung: Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân bằng cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa, chúng dùng mọi thủ đoạn bắn phá làng xóm, giết hại nhân dân  bằng các cuộc càn quét đẫm máu, tra tấn ,đánh đập dã man. Chiếc Xích này là một trong những dụng cụ quen thuộc để trói, tra tấn và đánh đập giết chết hai đồng chí cán bộ đảng viên của ta ở thôn Guột, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ. Hiện vật là chứng tích để tố cáo tội ác dã man của bọn đế quốc thực dân Pháp, đồng thời góp phần vào công tác giáo dục lòng yêu nước, trách nhiệm của các thế hệ sau này.

Kiếm

Kiếm

Hiện vật mang số hiệu BTBN 372, dài 80cm, trọng lượng 760gr, lưỡi mỏng nhọn, chuôi bằng gỗ. Đây là vũ khí của du kích xã Tân Dân (thôn Yên Giả) nay là thôn Yên Giả xã Yên Giả, huyện Quế Võ, thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã sử dụng phối hợp với bộ đội chủ lực đánh nhiều trận làm chết và bị thương nhiều tên địch (34 trận làm chết và bị thương 284 tên được chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Bằng khen và 4 Huân chương về thành tích tiêu diệt địch, góp phần vào chiến thắng chung của tỉnh Bắc Ninh và cả nước thời kỳ này.

Nòng súng trường

Nòng súng trường

Hiện vật có số kiểm kê BTBN 369, dài 81cm, trọng lượng 2000gr là loại súng được quân đội Pháp sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 1945-1954 Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, Anh Chân – xã đội phó xã Chi Lăng huyện Quế Võ đã phối hợp với bộ đội chủ lực cướp được khẩu súng này của tên lính Pháp, khi chúng về địa phương càn quét đập phá, giết hại nhân dân và anh đã dùng chính khẩu súng này giết lại giặc, chiến công của anh Chân tuy nhỏ nhưng đã góp phần vào chiến công oanh liệt của nhân dân Chi Lăng, xứng đáng 4 chữ vàng mà nhà nước ta trao tăng “Chi Lăng anh dũng”.

Xe đạp

Xe đạp

Số kiểm kê: 1471 Kích thước: dài 176cm, rộng 47cm, đường kính vành 68cm, cao 87cm. Nội dung: Xe đạp của ông Nguyễn Tiến Chấn ở Lạc Thổ-Song Hồ-Thuận Thành. Xe đạp mang nhãn hiệu điamang, đây là thế hệ xe Điamang đầu tiên của Đức xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Xe đạp được ông Chấn mua về từ năm 1961 khi ông bắt đầu về giảng dậy tại trường cấp III Hàn Thuyên, xe được ông làm giấy chứng nhận quyền sở hữu tại ty công an Bắc Ninh số 760 với biển kiểm soát là NJ786. Chiếc xe đạp này đã gắn bó với ông trong suốt quá trình vì sự nghiệp trồng người. Nhờ nó mà ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cho đến lúc nghỉ hưu (năm 1997). Đến nay xe đã bị thay thế một số bộ phận, biển số xe cũng không còn, chỉ khung xe là còn lại nguyên bản. Hiện vật là phương tiện đi lại cần thiết cho người dân thời kỳ đổi mới, đồng thời cũng góp phần bổ sung hiện vật cho kho sơ sở của Bảo tàng về thời kỳ bao cấp ngày một phong phú hơn.

Quạt con cóc

Quạt con cóc

Mã số: BTBN 1207 Chất liệu: sắt, đồng, nhựa Niên đại: Năm 1972 Nội dung: Quạt do gia đình ông Nguyễn Vinh ở xóm Già A, khu 3, phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh cung cấp. Theo ông Vinh cho biết đây là chiếc quạt con cóc có 3 cánh, chân đế hình vòng cung mà ông được phân phối mua năm 1972. Đây là thời kỳ nền kinh tế của nước ta rất là khó khăn, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, đồ dùng sinh hoạt rất là hạn chế (bất kể đồ dùng nào cũng phải mua theo chế độ phân phối). Lúc đó ông mua chiếc quạt này với giá 30 đồng mà lương của ông khi đó mới chỉ 35 đồng. Khi khoa học kỹ thuật phát triển có rất nhiều đồ dùng hiện đại thay thế gia đình ông không dùng chiếc quạt này nữa nhưng ông vẫn cất giữ làm kỷ niệm và đến năm 2007 ông tặng lại cho Bảo tàng để lưu trữ.

Dao găm

Dao găm

Mã số: BTBN 1900 Chất liệu: Sắt Niên đại: kháng chiến chống Pháp Nội dung: Đồng chí Tạ Kiên sinh năm 1927 trong một gia đình nông dân nghèo, đông con ở thôn Tiêu Thượng, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1946 đồng chí được tuyển vào đội Đội nghĩa quân – đơn vị chủ lực đầu tiên của bộ đội địa phương tỉnh Bắc Ninh. Cuối năm 1947 đầu năm 1948, Đại đội nghĩa quân được điều động về chủ lực bộ, đồng chí được giữ lại để tham gia đơn vị mới là Đại đội 862. Đại đội này về sau phát triển thành Tiểu đoàn Thiên Đức của tỉnh Bắc Ninh. Vốn là người có ý chí, thể lực tốt và năng lực quân sự, đồng chí Tạ Kiên đã được cử đi học lớp Quân chính Bách Môn khóa I. Ra trường đồng chí được bổ nhiệm làm cán bộ Tiểu đội, sau đó lên Trung đội, Đại đội phó rồi lên đại đội trưởng. Ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhiều trận đánh của đơn vị do đồng chí chỉ huy đã làm cho kẻ thù khiếp sợ, nhân dân nức lòng. Đồng chí đã hy sinh anh dũng trong một trận đánh lớn tại Yên Từ (Trung Nghĩa, Yên Phong) ngày 28/2/1953. Đây là con dao găm mà liệt sỹ Tạ Kiên đã sử dụng khi đồng chí là Đại đội trưởng Đại đổi 551 (Đại đội chủ công của tiểu đoàn quân Thiên Đức) trong những năm 1949 – 1953 khi thực dân Pháp trở lại tái chiếm Bắc Ninh. Sau khi đồng chí hy sinh, người dân địa phương (Yên Từ, Trung Nghĩa, Yên Phong) cùng các đồng đội của đồng chí đã đem con dao găm về gửi lại cho gia đình đồng chí. Năm 2010 em trai đồng chí là AHLLVTND Tạ Lưu đã tặng lại cho Bảo tàng để phục vụ công tác nghiên cứu và trưng bày.

Súng K59

Súng K59

Số kiểm kê: BTBN 1843 Kích thước: dài 16m; rộng 5cm; cao 8,5cm: trọng lượng 690gr Súng 9mm K59- LX là một loại súng bắn tự dộng do Liên Xô chế tạo vào năm cuối thập niên 40 thế kỷ XX. Súng có uy lực vừa phải, tốc độ bắn nhanh, nhỏ gọn, dễ sử dụng. Đây là súng ngắn tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô trong thời kỳ 1951-1991 và còn là súng ngắn tiêu chuẩn của nước XHCN. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ trang bị cho lực lượng vũ trang, góp phần quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 – 1975. Sau khi hòa bình súng được lưu giữ tại Cục quân khí – Bộ quốc phòng. Tháng 9 năm 2010 Cục quân khí đã chuyển giao hiện vật trên cho Bảo tàng Bắc Ninh lưu giữ. Hiện vật góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của quân và nhân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Chuông chùa Ngũ Hộ

Chuông chùa Ngũ Hộ

Số đăng kí: BTBN 434 Chất liệu: đồng Niên đại: thời Nguyễn Kích thước: đường kính: 42 cm, cao: 1m; trọng lượng: 120kg Nội dung: Chuông của chùa Ngũ Hộ (xã Kim Chân, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bên trên quai có chạm hình con rồng hai đầu, bốn phía có khắc bốn chữ “Ngũ Hộ Tự Chung”. Trên thân chuông có khắc chữ Hán, có đoạn viết như sau: “Chuông của chùa Ngũ Hộ, xã Kim Đôi, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn. Chuông chùa bị chiến tranh thiêu hủy, phải đúc một quả chuông khác. Tháng 2 năm 1825 chuông mới đúc lại bị cướp mất. Sau hai năm quyên góp tiền và đồng, quả chuông thứ ba đã đúc xong ngày 19 tháng 12 năm Minh Mạng thứ chín” (năm Mậu Tý – 1828). Ngoài ra trên chuông còn ghi tên hơn 300 người thuộc 30 xã đã góp công, góp của đúc chuông. Vào năm 1945, phát xít Nhật vào Bắc Ninh, chiếm chùa làm nơi đóng quân, chúng thấy quả chuông có giá trị nên đã mang về Nhật, bán lại vào tiệm cầm đồ. Sau này quả chuông được vị luật sư người Nhật kêu gọi, quyên góp chuộc lại quả chuông và gửi về Việt Nam 6/1978 Sau khi quả chuông được trao trả cho Việt Nam, Hội hữu nghị Việt – Nhật và Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam đã thống nhất gửi chuông về chùa Bút Tháp do chùa Ngũ Hộ đã bị tàn phá trong chiến tranh chưa được tu tạo lại. Sau này chuông được đưa về Bảo tàng Bắc Ninh lưu giữ và bảo quản.

Trống đồng minh khí

Trống đồng minh khí

Mã số: BTBN 580 Chất liệu: đồng, màu xanh đen Niên đại: Văn hóa Đông Sơn Kích thước: Đường kính mặt 7cm, đường kính đáy 7,3cm, trọng lượng: 150gr Nội dung: Chính giữa mặt trống trang trí nổi 12 cánh, 5 vòng tròn đồng tâm phía ngoài, có 4 quai. Hiện vật do người dân phát hiện trong khi đào đất là gạch ở khu vực thôn Đại Trạch, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành năm 1999. Các hiện vật phát hiện cùng có rìu, dáo, chắn tâm, trống đồng minh khí đều thuộc thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Hiện vật có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, mỹ thuật rất quan trọng. Nó phản ánh về một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ.

Gương

Mã số: BTBN 2997 Chất liệu: đồng, màu xanh đen Niên đại:thời Hán (thế kỷ I- III) Kích thước: Đường kính 9cm, trọng lượng: 150gr Nội dung: Hiện vật được phát hiện tại di chỉ Bãi giữa sông Dâu thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành trong đợt khai quật khảo cổ năm 1982. Các hiện vật khai quật được chủ yếu là hiện vật thời Hán trong các mộ táng bằng gạch như bát, tiền, nồi, gương…là những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của cư dân thời bây giờ.

Ngày đăng: 21-04-2022
Bảo tàng Bắc Ninh

Giờ tham quan

Địa chỉ

Liên kết website