Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam
về phòng, chống tra tấn năm 2022
Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc tên đầy đủ là Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác (tiếng Anh: United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, dưới sự duyệt xét lại của Liên Hợp Quốc, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới. Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10-12-1984 và có hiệu lực từ ngày 26-6-1987. Công ước chống tra tấn là 1 trong 9 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam tham gia ký kết Công ước chống tra tấn từ ngày 07.11.2013, phê duyệt ngày 05.2.2015
(Ảnh minh họa).
Nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn (gọi tắt là Công ước): gồm Lời nói đầu và 33 điều, được chia thành 3 phần:
- Phần I (Điều 1 đến Điều 16)
- Phần II (Điều 17 đến Điều 24)
- Phần III (Điều 25 đến Điều 33)
Hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ, chặt chẽ, chi tiết về phòng, chống tra tấn như: Ngày 28/11/2014, Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước chống tra tấn của Liên Hợp Quốc. Ngày 17/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 364/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tra tấn hoặc các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; Bộ luật Hình sự năm 2015, Luật thi hành án hình sự năm 2019,…
Việc tham gia vào Công ước Chống tra tấn đã giúp góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tra tấn và các hành vi trái pháp luật khác được quy định trong Công ước, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn; vấn đề nhân quyền ngày càng được đề cao trong xã hội hiện nay, quyền lợi con người ngày càng được đảm bảo hơn; tiếp tục nâng cao nhận thức, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần bảo đảm quyền con người.
Việc phổ biến, giáo dục pháp luật của Công ước chống tra tấn đã giúp người dân hiểu được các quyền cơ bản của con người, nâng cao hiểu biết về nội dung cơ bản của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, việc hiểu các quy định của pháp luật sẽ giúp hạn chế phần nào việc vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết kiến thức về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Từ đó, giúp phòng ngừa, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tra tấn.
Một xã hội được xem là phát triển toàn diện là phải có sự kết hợp hài hòa giữa nền kinh tế phát triển và đời sống an sinh, xã hội phải được ấm no, hạnh phúc nên vấn đề nhân quyền luôn luôn được đề cao cùng với sự phát triển của xã hội. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, nền kinh tế thì nhận thức của con người ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số thực trạng vi phạm nhân quyền ở mức độ nghiêm trọng, làm tổn hại đến sự an toàn, gây thiệt hại về tinh thần, thể chất dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng, làm suy thoái đạo đức con người. Vì vậy, việc tham gia các công ước về nhân quyền giúp củng cố, đảm bảo hơn quyền của con người trong đời sống xã hội cùng với việc nội luật hóa các nội dung của Công ước cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta đã giúp việc thực thi Công ước hiệu quả, đạt được một số thành tựu nhất định.
BẢO TÀNG BẮC NINH
Các bài viết khác
Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 21-12-2024
Đồng chí Ngô Gia Tự trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc 03-12-2024
Khai mạc triển lãm “Anh hùng LLVTND- Bông sen thép Hoàng Đăng Miện” tại thành phố Từ Sơn 25-11-2024
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sum họp trúc mai” 24-11-2024