Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Pari năm 1973 về Chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023)
Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Hiệp định Paris) được ký kết. Đây là một văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng, buộc Mỹ phải cuốn cờ rút khỏi miền Nam Việt Nam, đồng thời làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Bản Hiệp định Pari về Việt Nam gồm 9 chương, 23 điều. Nội dung chủ yếu của Hiệp định là: Hoa Kỳ và các nước khác cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kỳ hoàn toàn chấm dứt chiến tranh xâm lược, chấm dứt sự dính líu về quân sự và can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết và bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình thông qua Tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ. Việc thống nhất nước Việt Nam được thực hiện bằng phương pháp hòa bình, mở ra một giai đoạn mới, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào”, là tiền đề để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, tạo bước ngoặt để chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc tập, dân chủ, tự do. Đây cũng là bài học quý giá trong công tác đối ngoại của ta trong công cuộc hội nhập quốc tế.
Ngày nay, trong công cuộc hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã vận dụng sáng tạo bài học quý giá này để ký kết nhiều văn bản quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự… góp phần vào sự phát triển của đất nước. Qua đó, thể hiện được được vị thế, uy tín và trách nhiệm của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện quan điểm nhất quán của ta là độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; thể hiện quyết tâm thực hiện quan điểm của Đảng ta “Gắn kết chặt chẽ đối ngoại với quốc phòng, an ninh và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; kiên trì, kiên định đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; đẩy mạnh đưa quan hệ với các đối tác, đặc biệt là đối tác quan trọng, đi vào chiều sâu, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn. Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương kết hợp chặt chẽ với đối ngoại song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế”; nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về đối ngoại và hợp tác quốc tế: “Nâng cao năng lực hội nhập, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc quốc tế, các hiệp định thương mại tự do; lồng ghép với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế xã hội. Phát huy hơn nữa ngoại giao văn hóa, đóng góp thiết thực vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước”.
Dưới đây là một số hình ảnh tư liệu:
Quang cảnh Lễ ký Hiệp định Pari ngày 27/1/1973 tại Trung tâm các Hội nghị quốc tế -thủ đô Pari (Pháp)
(Ảnh tư liệu)
Ngày 27-1-1973, tại Trung tâm các Hội nghị Quốc tế ở Thủ đô Pa-ri (Pháp),
Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam Nguyễn Thị Bình ký văn kiện Hiệp định Pa-ri.
(Ảnh tư liệu)
Lễ kí kết Hiệp định Paris
(Ảnh tư liệu)
Ông Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Nixon đạt được một số đồng thuận trong những phiên họp bí mật với Ông Lê Đức Thọ, Trưởng Phái Đoàn Thương Thuyết của Cộng Sản Bắc Việt
(Ảnh tư liệu)
Ngày đăng: 28-11-2022
Phòng Hành chính – Tổng hợp
Các bài viết khác
Ý nghĩa, lịch sử ngày Pháp luật Việt Nam 09-11-2024
Truyền lửa cho hệ trẻ qua triển lãm chuyên đề về anh hùng Hoàng Đăng Miện 05-11-2024
Khai mạc triển lãm “Anh hùng LLVTND - Bông sen thép Hoàng Đăng Miện” tại huyện Tiên Du 04-11-2024
BẢO TÀNG TỈNH BẮC NINH TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ 25-10-2024
Khai mạc triển lãm “Anh hùng LLVTND - Bông sen thép Hoàng Đăng Miện” tại thị xã Quế Võ 24-10-2024