Ngày 29/08/2022, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, địa danh cách mạng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay”. Đến tham dự Hội thảo khoa học có đồng chí Nguyễn Văn Hùng- Phó Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Đáp- Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cùng đông đảo các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý, các đại biểu đến từ các cơ quan Trung ương và địa phương như: Viện Sử học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Sở Khoa học và Công nghệ; Hội Khoa học Lịch sử; Ban Chỉ huy quân sự tỉnh, Bảo tàng Bắc Giang; lãnh đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc Sở VHTTDL tỉnh, Phòng VHTT các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, ban quản lý di tích các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu diễn ra cách đây đã 68 năm, nhưng “Điện Biên Phủ - Võ Nguyên Giáp” luôn là cụm từ được người dân cất lên với lòng tự hào, kính trọng mỗi khi nhắc tới sự kiện lịch sử trọng đại này. Nhân kỷ niệm 111 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/08/1911- 25/08/2022) - một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị đại tướng của nhân dân, người anh cả của quân đội, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam, Bảo tàng Bắc Ninh xin giới thiệu bài viết “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điên Biên Phủ năm 1954”.
Đồng chí Lê Quang Đạo, tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyện, sinh ngày 08/8/1921, tại xã Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Với 78 tuổi đời, hơn 60 năm hoạt động cách mạng đồng chí Lê Quang Đạo được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao nhiều trọng trách như: Bí thư Ban cán sự Đảng các tỉnh Bắc Ninh, Phúc Yên, Hải Phòng, Hà Nội, Bí thư Liên tỉnh ủy Hà Nội- Hà Đông; Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam... trên cương vị công tác nào, đồng chí cũng cống hiến hết mình góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng chí là "nhà lãnh đạo có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta," "tấm gương người cộng sản mẫu mực, một nhà yêu nước chân chính, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh".
“Đồng chí Võ Chí Công là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí luôn thể hiện phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, làm hết sức mình để giữ gìn và tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân; sống giản dị, khiêm tốn, được đồng chí, đồng bào tin yêu, quý mến; được bạn bè quốc tế trân trọng” . Gần 80 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của đồng chí Võ Chí Công gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Đồng chí là tấm gương cao đẹp của một người cộng sản mẫu mực, là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân.
Đồng chí Võ Chí Công là hiện thân của một thế hệ cách mạng tài trí, kiên cường, chiến đấu và trưởng thành từ cơ sở. Gần 80 năm hoạt động cách mạng, cuộc đời của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Ðảng và của dân tộc, đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Căn cứ Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về hoạt động mỹ thuật; thực hiện Kế hoạch số 2909/KH- UBND ngày 10/5/2022 của UBND tỉnh về tổ chức Cuộc thi sáng tác phác thảo Biểu tượng Quảng Nam; Quyết định số 1560/QĐ-UBND ngày 09/6/2022 của UBND tỉnh về thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tác phác thảo Biểu tượng Quảng Nam; Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tác phác thảo Biểu tượng Quảng Nam ban hành Thể lệ cuộc thi nêu trên với một số nội dung như sau
Căn cứ Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 18/3/2022 của UBND tỉnh Quảng
Trị v/v tổ chức Cuộc thi ảnh đẹp du lịch “Khám phá Quảng Trị” năm 2022;
Căn cứ Quyết định số 1226/QĐ-UBND ngày 11/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi ảnh đẹp du lịch “Khám phá Quảng Trị” năm 2022;
Ban Tổ chức ban hành Thể lệ Cuộc thi ảnh đẹp du lịch “Khám phá Quảng
Trị” năm 2022, như sau:
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2022), Bảo tàng Bắc Ninh xin trân trọng giới thiệu về tấm gương của Anh hùng LLVTND, liệt sĩ Nguyễn Quang Ca.
Trong kho cơ sơ của Bảo tàng Bắc Ninh hiện đang lưu giữ bộ sưu tập hiện vật quý Huân, Huy chương của Anh hùng, Liệt sĩ Nguyễn Thanh Khương.
Nguyễn Thanh Khương sinh năm 1951 trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại thôn Tỉnh Ngô, xã Bình Định, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ông nội anh là Nguyễn Văn Dực, từng là Bí thư chi bộ xã Bình Định những năm 1947-1949, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì. Bố anh là Nguyễn Văn Tường, cán bộ xã Bình Định những năm 1960, có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mĩ, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba. Mẹ anh là Nguyễn Thị Bột, nguyên cán bộ phụ nữ của huyện Gia Lương (nay là Lương Tài), được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba do có nhiều thành tích trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912- 9/7/2022), 83 năm tác phẩm Tự chỉ trích được ấn hành (7/1939- 7/2022), Bảo tàng Bắc Ninh xin giới thiệu tác phẩm Tự chỉ trích do đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết vào tháng 6/1939 với bút danh Trí Cường, in trong Tập sách Dân chúng, xuất bản tháng 7/1939. Tác phẩm Tự chỉ trích đã thể hiện Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là một nhà lãnh đạo có tầm chiến lược, linh hoạt và sáng tạo trong chỉ đạo thực tiễn. Tác phẩm này còn toát lên năng lực tư duy lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong tình thế cách mạng đòi hỏi Đảng phải vươn lên ngang tầm, trong tổng kết thực tiễn để sáng tạo lý luận xây dựng Đảng. Tự chỉ trích đã trở thành một tác phẩm lý luận chính trị kinh điển bàn về tự phê bình và phê bình trong Đảng, góp phần to lớn trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, là tác phẩm xuất sắc, có vị trí quan trọng trong kho tàng lý luận của Đảng ta và cách mạng Việt Nam.
Mua bán người được LHQ xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu và ngày 30/7 hằng năm được chọn là “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”. Tại Việt Nam, Luật phòng, chống mua bán người được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, ngày 10/5/2016 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ những bước đầu tiên của cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của báo chí đối với việc giác ngộ, tổ chức quần chúng, tuyên truyền đường lối đấu tranh và là thứ vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù.
Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 là ngày Lễ kỷ niệm để cả đất nước, cả dân tộc tri ân, tưởng nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng đã hy sinh tính mạng, hoặc một phần thân thể vì nền độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với cách mạng.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản ưu tú, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người có tầm nhìn chiến lược, một tấm gương cao đẹp về đạo đức cách mạng. Giai đoạn 1938 -1939, đồng chí đã có những chỉ đạo thay đổi chiến lược cách mạng, tạo ra bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ- một trong những Tổng Bí thư trẻ tuổi nhất của Đảng, với 29 tuổi đời, hơn 13 năm hoạt động cách mạng, gần 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, đồng chí đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho Đảng và cách mạng Việt Nam, trong đó có sự đóng góp to lớn về công tác xây dựng Đảng thể hiện ở tác phẩm “Tự chỉ trích” với quan điểm tự phê bình và phê bình trong Đảng. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định:“Tác phẩm Tự chỉ trích của Nguyễn Văn Cừ là một cống hiến vô cùng to tớn, góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng, thể hiện một tư duy chính trị uyên bác và nhãn quan trí tuệ cộng sản sáng ngời”.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2022), được sự chỉ đạo của Chi bộ Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, ngày 4/7/2022, Đoàn Thanh niên Chi đoàn Bảo tàng tiến hành lắp đặt bảng mã QR tìm hiểu thông tin về Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh.
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2022), chiều ngày 01/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ra mắt bộ phim truyện truyền hình "Bình minh phía trước".
Tiếp nối thành công của Cuộc thi Người đẹp Hoa Lư năm 2018 và 2019. Năm 2022, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình tổ chức Cuộc thi “Người đẹp Hoa Lư” lần thứ III. Để Cuộc thi “Người đẹp Hoa Lư” lần thứ III thực sự trở thành sân chơi hấp dẫn, nơi các nữ sinh được tỏa sáng, khẳng định bản thân, tôn vinh và nâng cao giá trị vẻ đẹp về hình thể, tâm hồn, tài năng, trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử nói riêng; Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình rất mong nhận được sự hưởng ứng tham gia của bạn nữ sinh.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tổ chức ra mắt bộ phim truyện truyền hình về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình ra mắt bộ phim “Bình minh phía trước” vào ngày 01/7/2022. Đây là một trong nhiều hoạt động được Sở VHTTDL triển khai thực hiện nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2022).
Giờ tham quan
- Từ Chủ nhật đến thứ 6 hàng tuần
Sáng : 8h00 đến 11h30
Chiều : + 14h00 đến 16h30 (mùa Đông) + 14h00 đến 17h00 (mùa Hè)