Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947- 27/7/2022), Bảo tàng Bắc Ninh xin trân trọng giới thiệu về tấm gương của Anh hùng LLVTND, liệt sĩ Nguyễn Quang Ca.
Trong kho cơ sơ của Bảo tàng Bắc Ninh hiện đang lưu giữ bộ sưu tập hiện vật quý Huân, Huy chương của Anh hùng, Liệt sĩ Nguyễn Thanh Khương.
Nguyễn Thanh Khương sinh năm 1951 trong một gia đình có truyền thống yêu nước tại thôn Tỉnh Ngô, xã Bình Định, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ông nội anh là Nguyễn Văn Dực, từng là Bí thư chi bộ xã Bình Định những năm 1947-1949, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì. Bố anh là Nguyễn Văn Tường, cán bộ xã Bình Định những năm 1960, có nhiều thành tích trong kháng chiến chống Mĩ, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba. Mẹ anh là Nguyễn Thị Bột, nguyên cán bộ phụ nữ của huyện Gia Lương (nay là Lương Tài), được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba do có nhiều thành tích trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ.
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/7/1912- 9/7/2022), 83 năm tác phẩm Tự chỉ trích được ấn hành (7/1939- 7/2022), Bảo tàng Bắc Ninh xin giới thiệu tác phẩm Tự chỉ trích do đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết vào tháng 6/1939 với bút danh Trí Cường, in trong Tập sách Dân chúng, xuất bản tháng 7/1939. Tác phẩm Tự chỉ trích đã thể hiện Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là một nhà lãnh đạo có tầm chiến lược, linh hoạt và sáng tạo trong chỉ đạo thực tiễn. Tác phẩm này còn toát lên năng lực tư duy lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ trong tình thế cách mạng đòi hỏi Đảng phải vươn lên ngang tầm, trong tổng kết thực tiễn để sáng tạo lý luận xây dựng Đảng. Tự chỉ trích đã trở thành một tác phẩm lý luận chính trị kinh điển bàn về tự phê bình và phê bình trong Đảng, góp phần to lớn trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, là tác phẩm xuất sắc, có vị trí quan trọng trong kho tàng lý luận của Đảng ta và cách mạng Việt Nam.
Mua bán người được LHQ xác định là một trong bốn loại tội phạm nguy hiểm nhất, được đưa vào Chương trình phòng, chống tội phạm toàn cầu và ngày 30/7 hằng năm được chọn là “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người”. Tại Việt Nam, Luật phòng, chống mua bán người được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, ngày 10/5/2016 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30/7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo lỗi lạc của cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ những bước đầu tiên của cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của báo chí đối với việc giác ngộ, tổ chức quần chúng, tuyên truyền đường lối đấu tranh và là thứ vũ khí sắc bén tấn công kẻ thù.
Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 là ngày Lễ kỷ niệm để cả đất nước, cả dân tộc tri ân, tưởng nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với cách mạng đã hy sinh tính mạng, hoặc một phần thân thể vì nền độc lập của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với cách mạng.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là một chiến sĩ cộng sản ưu tú, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam, người có tầm nhìn chiến lược, một tấm gương cao đẹp về đạo đức cách mạng. Giai đoạn 1938 -1939, đồng chí đã có những chỉ đạo thay đổi chiến lược cách mạng, tạo ra bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ- một trong những Tổng Bí thư trẻ tuổi nhất của Đảng, với 29 tuổi đời, hơn 13 năm hoạt động cách mạng, gần 7 năm bị giam cầm trong nhà tù đế quốc, đồng chí đã có nhiều cống hiến xuất sắc cho Đảng và cách mạng Việt Nam, trong đó có sự đóng góp to lớn về công tác xây dựng Đảng thể hiện ở tác phẩm “Tự chỉ trích” với quan điểm tự phê bình và phê bình trong Đảng. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định:“Tác phẩm Tự chỉ trích của Nguyễn Văn Cừ là một cống hiến vô cùng to tớn, góp phần vào cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng, thể hiện một tư duy chính trị uyên bác và nhãn quan trí tuệ cộng sản sáng ngời”.
Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2022), được sự chỉ đạo của Chi bộ Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, ngày 4/7/2022, Đoàn Thanh niên Chi đoàn Bảo tàng tiến hành lắp đặt bảng mã QR tìm hiểu thông tin về Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh.
Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2022), chiều ngày 01/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ra mắt bộ phim truyện truyền hình "Bình minh phía trước".
Tiếp nối thành công của Cuộc thi Người đẹp Hoa Lư năm 2018 và 2019. Năm 2022, thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình tổ chức Cuộc thi “Người đẹp Hoa Lư” lần thứ III. Để Cuộc thi “Người đẹp Hoa Lư” lần thứ III thực sự trở thành sân chơi hấp dẫn, nơi các nữ sinh được tỏa sáng, khẳng định bản thân, tôn vinh và nâng cao giá trị vẻ đẹp về hình thể, tâm hồn, tài năng, trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử nói riêng; Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình rất mong nhận được sự hưởng ứng tham gia của bạn nữ sinh.
Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tổ chức ra mắt bộ phim truyện truyền hình về Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình ra mắt bộ phim “Bình minh phía trước” vào ngày 01/7/2022. Đây là một trong nhiều hoạt động được Sở VHTTDL triển khai thực hiện nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2022).
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, yêu nước thuộc dòng tộc Nguyễn Phi Khanh - Nguyễn Trãi, tại một vùng quê văn hiến, làng Phù Khê Thượng, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn (nay là khu phố Phù Khê Thượng, phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn). Là người thông minh, có chí lớn, ngay từ khi còn đi học, đồng chí tham gia hoạt động cách mạng khi mới 16 tuổi, được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng khi 26 tuổi (năm 1938) và bị thực dân Pháp giết hại lúc 29 tuổi (năm 1941). Cuộc đời đồng chí Nguyễn Văn Cừ tuy ngắn ngủi nhưng vô cùng trong sáng và cao đẹp. Những cống hiến to lớn và sự hy sinh oanh liệt của Đồng chí đã góp phần làm rạng danh Tổ quốc ta, dân tộc ta; tô thắm thêm lịch sử và truyền thống vẻ vang của Đảng ta.
Nghiện ma túy không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người nghiện mà còn ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Tháng 6 hằng năm được lấy là “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và ngày 26/6 hằng năm được lấy là "Ngày toàn dân phòng, chống ma túy" nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về tác hại của của tệ nạn ma túy và nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về công tác phòng, chống ma túy.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Công ước là một phần của hệ thống Luật Nhân quyền quốc tế, cùng với Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban Nhân quyền, độc lập với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc tên đầy đủ là Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo làm mất phẩm giá khác (tiếng Anh: United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment) là một trong các văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực, dưới sự duyệt xét lại của Liên Hợp Quốc, nhằm mục đích phòng chống tra tấn trên toàn thế giới. Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10-12-1984 và có hiệu lực từ ngày 26-6-1987. Công ước chống tra tấn là 1 trong 9 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người của Liên Hợp Quốc.
Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Lào (5/9/1962 - 5/9/2022) và 45 năm Ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam- Lào, Lào- Việt Nam (18/7/1977-18/7/2022), hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam- Lào 2022”. Bảo tàng Bắc Ninh giới thiệu khái quát quá trình xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước anh em Việt Nam- Lào.
Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng hạ lưu sông Mê Công, đều có nguồn gốc nền văn minh nông nghiệp lúa nước với lịch sử lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Với nhiều điểm tương đồng, hai nước luôn gần gũi, gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Bằng quyết tâm và nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tạo đà phát triển về mọi mặt trong giai đoạn mới.
Đồng chí Phạm Hùng tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1912, trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước cách mạng tại ấp Long Thiềng, làng Long Hồ, tổng Long Bình, huyện Vĩnh Bình, tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc ấp Long Thuận A, xã Long Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Giờ tham quan
- Từ Chủ nhật đến thứ 6 hàng tuần
Sáng : 8h00 đến 11h30
Chiều : + 14h00 đến 16h30 (mùa Đông) + 14h00 đến 17h00 (mùa Hè)