Trong lịch sử dân tộc, chiến thắng cuộc tập kích chiến lược bằng B52 trên bầu trời Hà Nội tháng 12/1972, được coi như một “Điện Biên phủ trên không”. Dẫu 50 năm đã qua nhưng chiến thắng này, mãi mãi là niềm tự hào, là động lực thúc giục chúng ta đi tới, giành nhiều thắng lợi trên hành trình bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (Hiệp định Paris) được ký kết. Đây là một văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng, buộc Mỹ phải cuốn cờ rút khỏi miền Nam Việt Nam, đồng thời làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Thực hiện Kế hoạch số 1482/SVHTTDL-NSVHGĐ ngày 7/11/2022 của Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch về triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó vớibạo lực trên cơ sở giới năm 2022, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức quán triệt, triển khai Kế hoạch đến toàn thể viên chức, người lao động trong đơn vị; tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống bạo lực gia đình; treo 02 băng rôn tại trụ sở cơ quan với nội dung “Bình đẳng giới là chìa khoá để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”, “Thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh”; đặc biệt phat; phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới" trong toàn đơn vị nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức, người lao động hiểu biết các vấn đề cơ bản và ý nghĩa việc phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, phát huy các giá trị truyền thống văn hóa trong gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa gắn với thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Ngày 09/11 - Ngày ban hành Bản Hiến pháp 1946 đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật Việt Nam).
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu và hiển nhiên trong lịch sử dân tộc.
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp, nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc, phong cách riêng: là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là những người lao động trí óc và lao động chân tay cần cù, sáng tạo, thông minh; người nghệ sỹ bảo vệ, giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là người chủ gia đình: dịu hiền, đảm đang, trung hậu, người sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Hội nghị Văn hóa tỉnh Bắc Ninh năm 2022 triển khai thực hiện Nghị quyết số 71-NQ/TU của Tỉnh uỷ Bắc Ninh về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Bắc Ninh đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Ngày 20/10 là ngày đầu tiên trong lịch sử của nước ta một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 92 năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh, rộng khắp, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo tàng Bắc Ninh xin giới thiệu những dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10).
Ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-TTg lấy ngày 10/10 hằng năm là ''Ngày Chuyển đổi số quốc gia''. Năm 2022 là năm đầu tiên Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức.
Đồng chí Võ Văn Ngân sinh năm 1902, trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Bình Tây, xã Đức Hòa, quận Đức Hoà, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An). Ông nội là ông Võ Văn Lực - người có công khai khẩn đất hoang, lập nên làng xóm ở khu vực làng Đức Hòa. Ông ngoại ở huyện Hóc Môn, từng tham gia phong trào vũ trang kháng Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Thân phụ là ông Võ Văn Sự và thân mẫu Nguyễn Thị Toàn sinh được 11 người con, trong đó 04 người mất sớm do bệnh tật, 07 người còn lại đều tiếp nối truyền thống gia đình tham gia phong trào chống Pháp.Cha mẹ của đồng chí đều là nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn Trầu năm 1885. Thấm nhuần truyền thống yêu nước của gia đình, đồng chí sớm ý thức về con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống ách cai trị của thực dân Pháp.Cuộc đời cách mạng của đồng chí gắn liền với những dấu ấn đầy tự hào, là tấm gương sáng ngời về lòng kiên trung, mẫu mực, bất khuất, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, mãi mãi là niềm tự hào của toàn Đảng, toàn thể dân tộc Việt Nam.
Đồng chí Võ Văn Ngân sinh năm 1902, trong một gia đình nông dân yêu nước và có truyền thống cách mạng ở ấp Bình Tả, làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn xưa (nay thuộc xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An).
Trong tháng 9 năm 2022, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tiếp tục phối hợp với Hội chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tỉnh tổ chức trưng bày lưu động chuyên đề “Sáng mãi tấm gương người chiến sỹ cách mạng tỉnh Bắc Ninh bị địch bắt tù đày trong cuộc kháng chiến chống để quốc Mỹ” tại huyện Lương Tài và huyện Yên Phong.
Chiều ngày 07 tháng 9 năm 2022, Chi bộ Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh tổ chức Đại hội lần thứ IX nhiệm kỳ 2022 - 2025. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Đáp, UVBCH Đảng bộ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh; đồng chí Nguyễn Đức Trọng - Ủy viên Ban thường vụ, Phó chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Chánh thanh tra Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; cùng toàn thể đảng viên trong Chi bộ Bảo tàng.
Lê Hồng Phong, tên thật Lê Huy Doãn, sinh ngày 06 tháng 09 năm 1902 tại làng Đông Thôn, tổng Thông Lãng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sau khi học xong sơ yếu lược thì cha mất, Lê Hồng Phong đã rời làng xuống thị xã Vinh làm nhiều nghề như thư ký, đi buôn, rồi vào làm công nhân ở nhà máy Diêm- Bến Thủy. Trong thời gian này, Lê Hồng Phong được tiếp xúc với những sách báo tiến bộ, thấy được nỗi cơ cực của người dân mất nước. Vì vậy, Lê Hồng Phong đã sớm hòa nhập vào phong trào công nhân Vinh - Bến Thủy.
Giờ tham quan
- Từ Chủ nhật đến thứ 6 hàng tuần
Sáng : 8h00 đến 11h30
Chiều : + 14h00 đến 16h30 (mùa Đông) + 14h00 đến 17h00 (mùa Hè)