Đình làng Như Nguyệt xã Tam Giang, huyện Yên Phong là nơi thờ gia đình đức thánh cả Trương Hống (đức thánh Tam Giang) người có công phò giúp Triệu Việt Vương đánh giặc Lương ở thế kỷ thứ VI sau Công nguyên.
Thọ Đức xưa còn có tên gọi khác là xã Thụ Triền thuộc tổng Phong Xá, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn (nay là thôn Thọ Đức, xã Tam Đa, huyện Yên Phong). Tương truyền đình làng Thọ Đức được xây dựng trên khu đất Trại Chĩnh vốn là địa điểm tập kết quân đội do Lý Thường Kiệt lãnh đạo trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ở thế kỷ XI của quân dân nhà Lý.
Tại đình làng Lam Cầu xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện còn lưu giữ 11 tấm bia đá cổ tạo tác dưới thời Lê - Nguyễn, trong đó đặc biệt giá trị nhất là tấm bia “Từ chỉ bi ký” khắc năm Minh Mệnh 6 (1825) nội dung văn bia do Hoàng giáp Nguyễn Đăng Sở người xã Hương Triện, huyện Gia Định (nay là thôn Hương Triện, xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) đăng khoa năm 1787 soạn.
Tiến sĩ Nguyễn Công Hãng (1680 - 1732) tự là Đại Thành, hiệu Tĩnh Trai quê ở xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc thôn Roi Sóc, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi Canh Thìn niên hiệu Chính Hòa 21 (1700) đời vua Lê Hy Tông, làm quan tới chức Thượng thư bộ Lại, hàm Thái tử Thái phó, thăng Thái bảo, xếp vào hàng Tá lý công thần.
Chùa Giáo đường còn có tên Nôm là chùa Bến nằm trên bãi bồi dòng sông Thiên Đức (sông Đuống) thuộc địa phận thôn Chi Trung, xã Tân Chi, huyện Tiên Du. Hiện nay tại chùa Giáo đường còn lưu giữ được hệ thống bia đá chứa đựng giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học và mỹ thuật. Đặc biệt nội dung văn bia còn cho biết việc xây dựng và tu sửa cầu Hồ vào thế kỷ XVIII.
Hữu Bằng có tên Nôm là làng Bùng (Bùng Cát) xưa thuộc tổng Phù Lương, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, Bắc Ninh). Chùa làng Hữu Bằng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng làng xã xưa và nay. Tại tòa Tam bảo chùa làng Hữu Bằng hiện còn lưu giữ nhiều di vật cổ giá trị, trong đó độc đáo nhất là pho tượng Thành hoàng Triệu Đà tạo tác vào thời Nguyễn (thế kỷ XIX).
Ngô Nội có tên Nôm là “làng Ngò”, tên chữ là Ngô Xá xưa thuộc tổng Nội Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong). Theo các nguồn tài liệu hiện còn lưu giữ tại địa phương cho biết đình Ngô Nội được khởi dựng rất sớm vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI thờ đức thánh Quý Minh đại vương (Nguyễn Cẩn) người có công đánh giặc Thục bảo vệ đất nước dưới thời vua Hùng Duệ Vương.
Tấm bia hiện dựng bên cạnh Tam quan chùa làng Phù Lưu “tên chữ là Vân La tự” xưa thuộc tổng Nội Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc địa phận xã Trung Nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), được phát hiện vào tháng 8/2019.
Vào khoảng thế kỷ III Đạo Phật đã có mặt ở nước ta và phát triển khá mạnh mẽ xung quanh thủ phủ Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Đây là một trung tâm Phật giáo lớn ở nước ta vào thời kỳ đó, (có sớm hơn Lạc Dương và Bành Thành- hai trung tâm Phật giáo lớn ở Trung Quốc). Nhiều tăng ni người Ấn Độ như Khâu Đà La, Chi Cương Lương, Chi Tăng Hộ…đã đến vùng Dâu xây dựng chùa và trụ trì ở đó. Đầu thế kỷ VI nhà sư Vinitaruci (Tì Ni Đa Lưu Chi) người Ấn Độ sang nước ta lập ra thiền phái Mật tông, dung hội đạo Phật - với tín ngưỡng thờ Mẫu (một tín ngưỡng bản địa), đó là Tứ Pháp (gồm Pháp Vân/ Thần mây; Pháp Vũ/ Thần mưa; Pháp Lôi/ Thần sấm; Pháp Điện/ Thần chớp) được đông đảo Phật tử tin theo.
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề thủ công đặc sắc. Trong số các làng nghề đó không thể không nói đến làng Phù Lãng. Làng Phù Lãng thuộc huyện Võ, nằm bên bờ sông Cầu có nghề làm gốm nổi tiếng từ lâu đời.
Thời đại đồ đồng được tính đến trong lịch sử từ khi con người phát minh ra cách chế biến nó thông qua sự tác dụng tích cực của lửa. Từ trong bếp lửa để hun nướng, đun nấu con người thời tiền sử đã tìm ra một thứ kim loại dễ bị chảy ra khi bị lửa nung nóng và co cứng lại khi để nguội, đó chính là các mẩu quặng đồng. Ở nước ta đồ đồng hình thành và phát triển cách nay mấy nghìn năm, kể từ di chỉ Phùng Nguyên, sang đến Đồng Đậu, Gò Mun rồi cho tới Đông Sơn… Đó là những thời kỳ ghi dấu cho chúng ta biết tổ tiên chúng ta thoát khỏi thời kỳ đồ đá, biết làm ra những công cụ sản xuất, vũ khí, đồ tế khí…bằng đồng. Những thời kỳ này thực là những bước tiến rất dài và rất cao trong lịch sử dân tộc.
Tiến sĩ Ngô Nhân Triệt tự là Mai Hiên, hiệu Đức Thành, người xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong (nay là thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang). Ông đỗ Hội nguyên,vào thi Đình đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hoằng Định 8 (1607) đời vua Lê Kính Tông. Ngô Nhân Triệt là vị Tiến sĩ thứ 4 của dòng họ Ngô lệnh tộc làng Vọng Nguyệt nổi tiếng có tới 5 đời liên tiếp thi đỗ đại khoa, đồng thời ông là người duy nhất để lại di văn hiện còn tồn tại tới ngày nay.
Chùa làng Đồng Ngư xưa thuộc tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê với quy mô to lớn gồm nhiều hạng mục công trình kiến trúc cùng hệ thống tượng Phật đồ sộ. Trong đó đáng chú ý nhất là quả đại hồng chung (chuông đồng) được đúc dưới đời vua Cảnh Thịnh triều Tây Sơn hiện còn bảo tồn tại di tích cho đến tận ngày nay.
Từ Phong nay thuộc xã Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh (xưa làng có tên là Từ Sơn thuộc tổng Bồng Lai, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc) hiện còn bảo lưu được nhiều công trình tín ngưỡng cổ như đình làng, chùa Tịnh Quang… đều có niên đại khởi dựng từ rất sớm.
Nghề thủ công ép dầu ở Bắc Ninh có ở một số nơi, nhưng tiêu biểu nhất là làng Đại Đình, xã Tân Hồng (Từ Sơn) và làng Đông, xã Tam Giang (Yên Phong). Trước đây khi chưa có “dầu Tây” và điện để thắp sáng thì nghề thủ công ép dầu giữ vai trò quan trọng trong các ngành nghề thủ công của nhân dân địa phương.
Làng Đông Hồ tên Nôm là làng Mái, tên chữ cổ là làng Đông Mại, (nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) nổi tiếng về nghề làm hàng mã và nghề làm tranh.
Làng của người Việt là một khối dân cư ở nông thôn, có địa vực, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, phong tục tập quán, tâm lý, quan niệm, tính cách và “hương âm”; “thổ ngữ” riêng, hoàn chỉnh và khá ổn định trong quá trình lịch sử. Làng cũng là một đơn vị cư trú do dòng họ tự nguyện lập nên, chẳng hạn: Đặng Xá, Đỗ Xá, Niềm Xá, Đông Xá, Lê Xá, Dương Xá, Trần Xá…
Dân ca quan họ truyền thống là loại dân ca trữ tình không dùng nhạc đệm. Có người gọi là thể loại hát thơ, vì hầu hết nội dung các bài hát của dân ca quan họ là những bài thơ và ca dao. Thơ ca của người xưa thường dùng nhiều điển cố.
Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những hiện tượng mang tính chất huyền bí trong thế giới siêu nhiên. Các hoạt động hướng tới những hiện tượng đó tạo nên văn hóa tâm linh, một lĩnh vực văn hóa tạo nên bản sắc của mỗi tộc người, mỗi cộng đồng.
Giờ tham quan
- Từ Chủ nhật đến thứ 6 hàng tuần
Sáng : 8h00 đến 11h30
Chiều : + 14h00 đến 16h30 (mùa Đông) + 14h00 đến 17h00 (mùa Hè)